Giỏ hàng

×

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tổng 0  ₫

Xem giỏ hàngThanh toán

Tìm hiểu về các chỉ số mật ong Manuka

Posted on Tin tức, Bài viết 751 lượt xem

Trước khi quyết định “xuống tiền” mua một món đồ nào thì chúng ta cũng đều quan tâm đến chất lượng của nó. Đặc biệt với các sản phẩm liên quan đến sức khỏe thì chúng ta cần quan tâm kỹ hơn nhất là về thành phần, các chỉ số của sản phẩm. Với mặt hàng đặc biệt như Manukahoney, chúng ta thường thấy các chỉ số như UMF, MGO. Vậy những chỉ số mật ong Manuka này có ý nghĩa gì ? Cùng đi tìm hiểu nhé!

Các hợp chất có trong mật ong Manuka

Mật ong Manuka có tên khoa học là Leptospermum Scoparium. Loại mật ong này được tạo ra nhờ quá trình việc thụ phấn và hút mật của những chú ong từ cây hoa Manuka, theo Hiệp hội mật ong Manuka Úc: Trên thế giới có 87 loại hoa Manuka, và có đến 84 loại được phát hiện ở Úc, 1 loài được phát hiện tại New Zealand, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng nước Úc mới chính là cội nguồn của mật ong manuka trong quá khứ. Tuy giá của loại mật ong này có hơi cao nhưng những giá trị và hiệu quả sử dụng mà nó mang lại là vô cùng xứng đáng.

Mật ong Manuka chứa nồng độ Methylglyoxal (MGO) cao hơn nhiều so với mật ong thường. Do đó, hiệu quả mà nó mang lại cũng cao hơn so với các loại mật ong thông thường. Trong mật ong Manuka, Methylglyoxal phát triển sau quá trình chuyển đổi Dihydroxyacetone, một hợp chất có lượng lớn trong mật hoa Manuka. Nồng độ Methylglyoxal cao dẫn đến tăng khả năng kháng sinh và kháng khuẩn.

Mật ong Manuka có chỉ số MGO từ 83+ trở lên mới mang đến tác dụng kháng khuẩn hiệu quả, mật ong có chỉ số MGO dưới 83+ có giá trị sử dụng chỉ tương đương mật ong thường.

Mật ong Manuka - chất lượng xứng đáng với giá tiền
Mật ong Manuka - chất lượng xứng đáng với giá tiền

Một số hợp chất có trong mật ong Manuka phải kể đến như:

  • Methylglyoxal: Hợp chất này đã được chứng minh là có hiệu quả chống lại vi khuẩn, bao gồm cả Proteus Mirabilis và Enterobacter Cloacae (vi khuẩn đường ruột).
  • Dihydroxyacetone (DHA): Chất này được tìm thấy trong mật của hoa Manuka và được chuyển hóa thành Methylglyoxal trong quá trình hình thành nên mật ong.
  • Leptosperin: Đây là một hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong mật ong từ hoa Manuka và một số cây khác cùng họ. Bằng cách đo nồng độ Leptosperin mà người ta có thể xác định rằng đó có phải là mật ong Manuka chuẩn hay không.
  • Non-peroxide activity (NPA): Hợp chất này cũng có tính kháng khuẩn, tuy nhiên không phải loại mật ong Manuka nào cũng có chứa chất này.

Mật ong Manuka hình thành từ quá trình hút mật hoa Manuka
Mật ong Manuka hình thành từ quá trình hút mật hoa Manuka

Các sản phẩm mật ong Manuka khác nhau sẽ có các chỉ số xác định thành phần của hoạt động kháng khuẩn có trong mật ong Manuka khác nhau. Hiện nay có hai chỉ số phổ biến là UMF và MGO.

Xem ngay: Mật ong Manuka là gì? Tác dụng, bảng giá mật ong Manuka chuẩn nhất

                   11+ lợi ích sức khỏe của mật ong nghệ mà ít người biết đến

Chỉ số mật ong Manuka UMF là gì?

UMF là một trong hai chỉ số được dùng để đánh giá mức độ kháng khuẩn của mật ong Manuka. Đây là những chữ cái viết tắt của từ “Unique Manuka Factor” (tạm dịch là Nhân tố Manuka đặc biệt). Nó là một hệ thống phân loại được phát triển bởi Hiệp hội Mật ong UMF (gọi tắt là UMFHA) ở New Zealand. Hiệp hội Mật ong UMF sẽ cấp giấy phép UMF cho các nhà sản xuất mật ong Manuka đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của họ nhằm tạo ra sự tin tưởng cho khách hàng sử dụng sản phẩm này.

Chỉ số mật ong Manuka - Chỉ số UMF
Chỉ số mật ong Manuka - Chỉ số UMF

Hiện nay có 4 cấp độ chỉ số UMF như sau:

  • Cấp thấp: UMF 5+ đến UMF 9+
  • Cấp trung: UMF 10+ to UMF 15+
  • Cấp cao: UMF 15+ to UMF 20+
  • Cấp siêu hiếm: UMF 24+

Muốn có nhãn hiệu UMF để dán lên sản phẩm thì nhà sản xuất mật ong Manuka bắt buộc phải có giấy phép UMF hợp lệ. Chỉ số UMF cho biết mật ong đó có sức kháng khuẩn tương đương với Phenol với nồng độ tương ứng. Tức là mật ong có hệ số UMF là 10 thì khả năng kháng khuẩn của Phenol ở nồng độ 10%.

Muốn có chứng nhận UMF phải đạt tiêu chuẩn khắt khe
Muốn có chứng nhận UMF phải đạt tiêu chuẩn khắt khe

Xem ngay: Mật ong Manuka khác với mật ong thường như thế nào?

Chỉ số mật ong Manuka MGO là gì?

Năm 2008, Giáo sư Thomas Henle đã phát triển ra hệ thống phân loại MGO. Đây là một hệ thống thang đo hàm lượng Methylglyoxal có trong mật ong. MGO chính là viết tắt của Methylglyoxal, một hóa chất xuất hiện tự nhiên trong mật ong Manuka.

Methylglyoxal được tạo ra trong mô sống của con người, động vật và thực vật để đảm bảo rằng mọi mô đều khỏe mạnh. Hệ số MGO cho biết nồng độ của Methylglyoxal có mặt trong mật ong Manuka. Nó được tính bằng số mg chất MGO có trong 1kg mật ong Manuka.

Chỉ số MGO của mật ong Manuka
Chỉ số MGO của mật ong Manuka

Nhờ có sự có mặt của Methylglyoxal mà mật ong Manuka trở thành thực phẩm tự nhiên 100% duy nhất có được khả năng kháng khuẩn và virus mạnh. Methylglyoxal tìm thấy trong mật ong Manuka không bị phá vỡ bởi nhiệt, ánh sáng, dịch cơ thể và các hoạt động khác có sự góp mặt của Enzyme.

Mật ong Manuka có chứa hàm lượng MGO càng cao thì chất lượng của nó càng cao. Theo như giáo sư Thomas Henle kết luận thì mức Methylglyoxal tối thiểu trong mật ong Manuka phải là 100mg (tương đương với MGO 83+) thì mật ong mới có thể hoàn toàn chống lại những vi khuẩn như Staphylococcus hay E.coli.

Chỉ số mật ong Manuka- Chỉ số MGO
Chỉ số mật ong Manuka- Chỉ số MGO

Đó là toàn bộ thông tin về các chỉ số mật ong Manuka. Ngoài hai loại chỉ số trên thì vẫn còn một số chỉ số mật ong Manuka khác nhưng mức độ sử dụng không phổ biến bằng. Mong rằng, qua bài viết này mọi người đã hiểu rõ hơn về các chỉ số mật ong Manuka. Từ đó, mọi người có thể dựa vào để chọn những hũ mật ong Manuka chất lượng cho bản thân và gia đình, những người thân yêu xung quanh chúng ta.

Xem ngay: Những điều cần biết về cách chữa viêm họng bằng gừng và mật ong

                   Nên uống tinh bột nghệ với mật ong vào lúc nào là tốt?

THÔNG TIN LIÊN HỆ

MANUKAHONEY.VN

Hotline: 096.516.9559

Mail: manukahoney.vietnam@gmail.com

Facebook: Manukahoney.vn - Mật Ong Manuka Nhập Khẩu Úc


Bình luận